Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, thời gian gần đây, các dự án khu, cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển mình tích cực. Những hạng mục, công trình mới, những nhà máy với quy mô lớn đang được khẩn trương đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, mang đến triển vọng tạo đột phá mới trong phát triển kinh tế của tỉnh.

 

Thị trường thương mại điện tử (TMÐT) ở Việt Nam được đánh giá đang có sự phát triển nhanh chóng, trở thành kênh phân phối quan trọng, quy mô thị trường ước sẽ đạt hơn 56 tỷ USD vào năm 2025 (gấp hơn 4 lần so với quy mô năm 2021). Với doanh thu bán lẻ năm 2022 đạt 16,4 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hơn 20%/năm, Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMÐT hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, song hành với những cơ hội phát triển, TMÐT ở Việt Nam cũng gặp không ít thách thức trong việc xây dựng thị trường lành mạnh, bền vững.

Những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm, góp phần tạo thuận lợi cho người dân, cũng như cơ hội phát triển thị trường cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, nền tảng này còn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, hạn chế khiến các đối tượng xấu lợi dụng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc trục lợi.

Cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 4 tiếp tục xuất siêu khoảng 1,51 tỷ USD, nâng tổng xuất siêu trong 4 tháng đầu năm 2023 là 6,35 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,35 tỷ USD).

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, huyện Bác Ái đã triển khai nhiều giải pháp thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) nhằm khơi dậy tiềm năng các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Nhờ đó, đến nay trên địa bàn huyện đã có 4 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh.

Vừa qua, tại Khánh Hòa, đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị Tổng kết Chương trình Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. 

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã tuyển chọn thành công giống nho NH04-102, còn gọi là nho ngón tay đen, chuyển giao cho người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trồng thử nghiệm.

Sáng 6/4, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối hợp cùng Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ thương mại (VINEXAD) tổ chức sự kiện kết nối với chủ đề: “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối với thị trường thế giới qua thương mại điện tử (TMĐT)”.

Việc chuyển sang dệt máy đang góp phần mang lại sức sống mới cho nghề dệt thổ cẩm đã tồn tại hàng thế kỷ của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu phương án để lưu giữ những mẫu hoa văn có cấu trúc phức tạp mà chỉ con người mới thực hiện được.

Đẩy mạnh đặc tính hoang sơ với những giá trị văn hóa Chăm đậm đà, đặc sắc cùng các sản phẩm nông nghiệp, du lịch Ninh Thuận đặt kỳ vọng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.